Hướng dẫn mua bánh xe đẩy hàng chịu nhiệt

 

Hướng dẫn mua bánh xe đẩy hàng chịu nhiệt

Hướng dẫn mua bánh xe đẩy hàng chịu nhiệt

 

Hướng dẫn mua bánh xe đẩy hàng chịu nhiệt theo tiêu chuẩn của chuyên gia kỹ thuật bạn đã biết chưa? Một số ngành nghề phải sử dụng xe đẩy hàng trong điều kiện nhiệt độ cao như lò hấp, nướng, sấy đòi hỏi phải có bánh xe chịu nhiệt chuyên dụng. Hãy cùng Đức Lợi tìm hiểu về cách chọn loại bánh nhựa chịu lực, chịu nhiệt tốt nhất trong bài viết dưới đây nhé.

 

Phân loại bánh xe chịu nhiệt

 

Trên thị trường hiện nay có 3 loại bánh xe chịu nhiệt cao đó là: Nilon chịu nhiệt, Gang, Phenolic và loại bánh xe chịu lạnh nhiệt độ thấp.

 

Bánh xe chịu nhiệt nhựa Nilon

 

Bánh xe nhựa Nilon

 

Chất liệu chính của loại bánh xe chịu nhiệt này là nilon, có thể là PA hoặc PP pha thêm sợi thuỷ tinh. Nhiệt độ làm việc tốt nhất của bánh xe này là 150 - 200 độ C.

 

Tuy nhiên, thời gian chịu nhiệt độ cao của loại bánh xe này có giới hạn, không được quá lâu. Nếu nhiệt độ là 260 độ C thì sẽ chịu được 5 phút, 230 độ C thì sẽ chịu được 30 phút.

 

Ngoài ra, bánh xe nhựa nilon chịu nhiệt còn chịu được nước, dầu mỡ. Độ cứng của chất liệu này khác cao nên nếu gia công bánh nhựa càng nhỏ thì sẽ càng khó, chất liệu nhựa khi gia công ở nhiệt độ cao rất khó định hình.

 

Thông thường các bánh xe bằng nhựa có kích thước nhỏ sẽ bị hơi méo, phải mang đi mài để được tròn hơn. Chất liệu nilon pha thuỷ tinh được chuyên gia và người dùng đánh giá cao về độ bền, dùng tốt và ổn định trong lò sấy, lò hấp hoặc lò nướng bánh.

 

Bánh xe chịu nhiệt nhựa Phenolic

 

Bánh xe nhựa Phenolic

 

Giá thành của chất liệu nhựa Phenolic rẻ hơn rất nhiều so với nhựa nilon, tuy nhiên có rất nhiều lý do mà nhựa Phenolic không được đánh giá cao về tính chịu nhiệt. Tuổi thọ sử dụng cũng thấp hơn so với nilon.

 

100 - 300 độ C là nhiệt độ làm việc của Phenolic, tuy nhiên chất liệu này khá mỏng manh và dễ vỡ. Khả năng chịu tải của bánh xe Phenolic tỷ lệ nghịch với nhiệt độ làm việc và giảm rất nhanh.

 

Chẳng hạn như tải trọng của bánh xe chịu nhiệt Phenolic từ mức 250kg, mức nhiệt 100 độ C có thể giảm xuống chỉ còn 40kg khi ở mức nhiệt 300 độ C. Vì thế, loại bánh xe chịu nhiệt nhựa Phenolic chỉ thường được sử dụng nhiều trong lò sơn, khu chế biến thực phẩm, hấp, sấy.

 

Lưu ý: Bánh xe chịu nhiệt Phenolic không thích hợp sử dụng trong những ngành có trọng tải lớn hay trung bình. Với những địa hình có bền mặt xấu, gồ ghề cũng không thích hợp sử dụng.

 

Bánh xe chịu nhiệt gang đúc

 

Bánh xe gang đúc

 

Đây là loại bánh xe có khả năng chịu nhiệt cao nhất, thời gian lâu nhất và bền nhất. Khả năng chịu tải của loại bánh xe chịu nhiệt gang đúc rất cao, nhiệt độ thích hợp sử dụng là từ 250 độ C trở lên.

 

Khi sử dụng, bạn cần phải thường xuyên dùng dầu mỡ bôi trơn. Để kéo dài tuổi thọ sử dụng, tốt nhất nên chọn loại mỡ bôi trơn chuyên dụng.

 

Nhược điểm của loại bánh xe này là khá nặng nề, ồn ào và thô ráp. Khi sử dụng bánh xe chịu nhiệt bằng gang đúc rất dễ gây vỡ nền đá hoa, nền lát gạch và nền sơn.

 

Lưu ý: Gang là chất liệu hấp thụ nhiệt rất tốt nên khi đưa xe ra khỏi lò, tốt nhất là không nên động chạm vào bánh xe.

 

Bánh xe chịu lạnh

 

banh xe chiu lanh

 

Trái với yêu cầu bánh xe chịu nhiệt là bánh xe chịu lạnh, dùng trong các kho bảo quản, kho lạnh. Những loại bánh xe thông thường sẽ bị đóng đá, không di chuyển được.

 

Người dùng nên chọn loại mỡ bôi trơn chuyên dụng cho bánh xe chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp, làm việc tốt nhất là ở nhiệt độ -30 độ C, mỡ bôi trơn cần thay thế từ 6 - 12 tháng.

 

Xem thêm: Xe đẩy hàng cho công trình xây dựng

 

Cách chọn mua xe đẩy hàng phù hợp

 

 

Khi chọn mua xe đẩy hàng, bạn phải căn cứ vào mục đích sử dụng, biết rõ khối lượng và nhiệt độ cao nhất khi sử dụng. Từ đó, chọn cho mình một sản phẩm phù hợp.

 

  • Đường kính bánh xe to, thích hợp di chuyển quãng đường dài.

  • Đường kính bánh xe nhỏ, phù hợp với các công việc cần di chuyển trong quãng đường ngắn.

 

Nên mua loại bánh xe đẩy thể nào để lắp vào xe đẩy hàng trong bệnh viện, nhà máy, in ấn, xưởng sản xuất?

 

Chọn mua dựa trên kích thước

 

Tính bằng công thức:

 

A = (C+D)/E

Trong đó:

A: Trọng lượng tối thiểu của mỗi bánh xe đơn.

C: Trọng lượng của hệ thống khung sàn.

D: Trọng lượng hàng hoá.

E: Hệ thống sử dụng căn cứ.

 

Theo lý thuyết, khi đặt hàng lên xe đẩy hàng 4 bánh thì trọng lực sẽ phân bố đều ra 4 bánh. Nhưng trong thực tế, không phải như vậy, sẽ có một vài trường hợp sau xảy ra:

  • Hàng hoá xếp không đều trên sàn xe.

  • Bánh xe không tiếp xúc đều với nền nhà. Thông thường, chỉ có 3 bánh xe tiếp xúc được với mặt sàn.

  • Khi vận hành xe bị vấp phải vật cản, chịu thêm xung lực. Nếu xung lực quá lớn sẽ gây hư hỏng.

 

Vì thế, khi mua chúng ta cần

  • Tính toán kỹ kích thước sàn xe phù hợp với khối lượng, kích cỡ hàng hoá.

  • Đối chiếu với bảng thống kê tải trọng trên bánh xe để lựa chọn.

 

Xem thêm: Kích thước xe đẩy hàng

 

Dựa trên môi trường sử dụng

 

Khi dùng vận chuyển hàng hoá nên kiểm tra tải trọng sao cho phù hợp, làm việc trong điều kiện môi trường làm việc bình thường hay môi trường có dầu mỡ, hóa chất, axit, nhiệt độ.

 

Đối với môi trường có đầu mỡ, axit, hóa chất, nên dùng bánh xe chất liệu nhựa PU (Polyurethane). Ưu điểm của chất liệu này là chịu tải nặng rất tốt, khả năng chịu ma sát cao nhưng có nhược điểm khi di chuyển không được êm, độ đàn hồi kém hơn cao su.

 

Đối với môi trường bình thường, hãy dùng bánh xe có chất liệu cao su. Ưu điểm có độ đàn hồi lớn khi di chuyển êm với mặt sàn và hạn chế gây tiếng ồn, tuy nhiên tính chịu tải không lớn. Để bảo vệ sàn nhà, mặt nền, chất liệu bánh xe nên dùng lốp cao su.

 

Với môi trường nhiệt độ cao, nên dùng bánh xe Phenolic hoặc bánh sắt, hai dạng này có ưu điểm chịu nhiệt cực tốt, khả năng chịu mài mòn rất cao. Nhưng lại có nhược điểm khi di chuyển có độ ồn lớn, dễ làm hư sàn nhà.

 

Bánh xe cứng (Nylon, PA, PP) di chuyển tốt trên mặt nền đất cứng hoặc trên mặt sàn công nghiệp nhẵn.

 

Bánh xe mềm (như cao su, lốp hơi, PU) dùng tốt trên nền không bằng phẳng, trên mặt nền cứng hoặc mặt có gờ mấp mô, hố, rãnh.

 

Nên chọn bánh xe có hệ số an toàn từ 1.25 trở lên, đường kính vừa phải để tránh gây lãng phí.

 

Nên sử dụng bánh xe cùng đường kính, kích thước lỗ bắt bu lông cho cùng một sàn xe đẩy. Nếu đã sử dụng 2 đường kính và kích thước lỗ khác nhau bạn sẽ rất khó khăn cho công tác tháo lắp và di chuyển.

 

Mua bánh xe đẩy hàng ở đâu?

 

mua xe day hang

 

Chúng tôi chuyên cung cấp, phân phối bánh xe, xe đẩy hàng chất lượng giá rẻ với nhiều chủng loại khác nhau, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Tại Đức Lợi, quý khách sẽ được mua những sản phẩm chất lượng, độ bền cao.

 

Bên cạnh đó chúng tôi còn có các chính sách giao hàng nhanh, bảo hành thời gian dài và đổi trả dễ dàng. Mua hàng số lượng lớn còn được nhận chiết khấu cực kỳ tốt.

 

Hy vọng qua những hướng dẫn mua bánh xe đẩy chịu nhiệt của chúng tôi, sẽ giúp bạn chọn được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua một sản phẩm chất lượng, hãy liên hệ với Đức Lợi để được nhận tư vấn miễn phí nhé.

Hãy để lại SĐT

Chuyên Viên Tư Vấn sẽ Gọi ngay cho bạn MIỄN PHÍ